Ép cọc neo là gì? Ưu nhược điểm khi thực hiện phương pháp này? Tất cả sẽ được giải đáp tại bài viết dưới đây của Bê Tông Cát Tường. Bạn đừng bỏ lỡ nhé!
Ép neo là phương pháp thường dùng trong công trình nhà ở và là bước quan trọng góp phần tạo nên một công trình bền vững.
Vậy ép cọc neo là gì? Theo dõi tiếp nội dung dưới đây của Bê Tông Cát Tường để có câu trả lời nhé!
Ép neo cọc bê tông là gì?
Ép neo cọc là phương pháp kỹ thuật sử dụng mũi neo khoan sâu vào lòng đất làm tải trọng. Quy trình này cần phải có máy ép thủy lực và thiết bị hỗ trợ khác.
Chiều sâu của mũi khoan thường có chiều dài 1,5m; đường kính 35cm; độ dày 15mm. Những mũi neo thường được nối với nhau bằng các chốt cài. Tùy vào địa chất của vị trí thi công mà có thể khoan neo nông hay sâu để tạo tải trọng.
Các loại cọc thường được sử dụng:
- Cọc bê tông cốt thép có kích thước 250x250mm, sắt thép gân HVUC 4 cây Ø16, sắt đai xoắn Ø6, mác bê tông 250, thép tấm 5 ly;
- Cọc bê tông cốt thép có kích thước 250x250mm, sắt chủ Pomina– Việt Nhật 4 cây Ø16, sắt đai xoắn Ø6, mác bê tông 250, thép tấm 5 ly.
Ưu nhược điểm khi thực hiện ép neo cọc bê tông
Tương tự phương pháp thi công khác, ép neo bê tông có những ưu điểm và hạn chế như sau:
Ưu điểm của ép cọc neo
- Lực ép có tải trọng từ 40-45 tấn;
- Dễ dàng thi công cho các công trình có vị trí chật hẹp;
- Không gây ra tiếng ồn lớn trong quá trình thi công, hạn chế ảnh hưởng đến các công trình xung quanh;
- Thời gian thực hiện nhanh chóng (khoảng từ 1-3 ngày);
- Đảm bảo độ chính xác cao, không xảy ra tình trạng vỡ cọc hoặc hư hỏng;
- Chi phí thấp.
Hạn chế của phương pháp ép neo cọc
Phương pháp này chỉ thích hợp với những công trình vừa và nhỏ. Đối với các công trình cao tầng hoặc những nơi có địa hình đặc biệt nên sử dụng phương pháp khác.
Một số lưu ý khi ép neo cọc bê tông
Trước khi bắt đầu thực hiện ép neo cọc cho công trình, bạn cần nắm rõ những nguyên tắc sau:
- Khảo sát địa chất của vị trí thi công và chọn lựa phương án phù hợp, chi tiết, tránh gây ảnh hưởng đến các chất lượng công trình;
- Vị trí của các cọc phải được sắp xếp hợp lý về khoảng cách và số lượng;
- Cần thực hiện các thao tác cẩn thận, chuẩn xác, đúng kỹ thuật để mang đến hiệu quả tốt công trình;
- Để quy trình thi công diễn ra thuận lợi, cần trang bị đầy đủ thiết bị, máy móc hỗ trợ.
So sánh giữa phương pháp ép cọc neo và ép tải sắt
Giống nhau:
- Đều sử dụng máy móc, thiết bị hỗ trợ như xe cẩu bánh xích, dầm, tháp
- Đều thực hiện bằng phương pháp ép cọc thủy lực.
Khác nhau:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
>>> XEM THÊM: Các Loại Đá Xây Dựng Và Lưu Ý Khi Chọn Mua Đá XD
Qua bài viết trên đây hy vọng bạn đã có thông tin hữu ích về ép cọc neo là gì và có thể áp dụng vào công trình của mình. Nếu thấy nội dung của Bê Tông Cát Tường hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người hơn nhé!